Một số kết quả nghiên cứu về thủy sinh vùng cửa sông ven Biển Tây thuộc bán đảo Cà Mau phục vụ yêu cầu phát triển thủy sản

  • LƯƠNG VĂN THANH

Tóm tắt

      Vùng ven Biển Tây thuộc bán đảo Cà Mau có nhiều tiềm năng về rừng ngập mặn, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, có dải đất ven biển rộng lớn nằm ở phía đông vịnh Thái Lan, chạy dài từ cửa sông Cái Lớn (Kiên Giang) đến cửa sông Ông Đốc (Cà Mâu). Vùng này có nhiều hệ thống kênh rạch hoàn toàn thuận lợi cho nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, đồng thời đây là vùng giao lưu và chuyển tiếp giữa hai khu hệ sinh vật nước mặn và nước ngọt, mang đầy đủ các yếu tố sinh thái mặn, lợ, ngọt khiến cho khu hệ sinh vật trở nên đa dạng và phức tạp.
     Quá trình ngọt hóa diễn ra đồng thời với việc hạn chế mức độ giao lưu với khối nước mặn từ vịnh Thái Lan. Tại một số vùng đang diễn ra sự phá vỡ cân bằng hệ sinh thái trước kia - hệ sinh thái lợ mặn - để thiết lập một cân bằng hệ sinh thái mới - sinh thái ngọt lợ hoặc hoàn toàn ngọt. Để hiểu được diễn thế của qúa trình này cần phải có những nghiên cứu cơ bản làm cơ sở cho việc điều tiết sự cân bằng sinh thái theo chiều hướng có lợi. Sinh vật thủy sinh luôn gắn bó mật thiết với môi trường nước, những thay đổi về số lượng cũng như thành phần loài sinh vật sẽ phản ảnh một cách trung thực sự biến đổi của môi trường nước, vì vậy chúng được dùng làm chỉ thị sinh học để đánh giá tác động môi trường của các công trình giao thông, thủy lợi, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp và hoạt động khai thác dầu khí.    
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-03-29
Chuyên mục
BÀI BÁO KHOA HỌC