Nghiên cứu giải pháp hồ sinh thái nhằm chủ động giảm thiểu úng ngập do mưa tại khu đô thị mới vùng đồng bằng sông Cửu Long

  • Ngô Văn Quận

Tóm tắt

Mục đích chính của nghiên cứu là tập trung xác định phần trăm quỹ đất ở mỗi khu đô thị mới nên dành bao nhiêu diện tích để xây dựng hồ sinh thái dựa trên các trận mưa gây úng ngập trong các khu đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBCSL). Kết quả nghiên cứu cho thấy, cần dành diện tích hồ là F=10.3% diện tích đô thị, với độ sâu hồ H=4.5m có thể đảm bảo trữ được toàn bộ lượng nước mưa gây úng ngập. Đây thực sự là một giải pháp chủ động giảm thiểu úng ngập dựa trên cách tiếp cận đa mục tiêu của hồ như giảm thiểu úng ngập do các trận mưa lớn bất thường gây ra; đảm bảo cung cấp nước ngọt nhằm giảm nhu cầu khai thác nước ngầm, từ đó giảm thiểu sụt lún đất tại các khu đô thị vùng ĐBSCL. Kết quả nghiên cứu cũng cung cấp một phương pháp hữu ích trong công tác quản lý ngập lụt đô thị, quản lý khai thác tài nguyên nước mưa; giúp các nhà hoạch địch chính sách ra quyết định trong quy hoạch đô thị mới vùng ĐBSCL.
Từ khoá: Úng ngập, khai thác nước ngầm quá mức, đô thị hóa, hồ sinh thái đa mục tiêu

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-06-18
Chuyên mục
BÀI BÁO KHOA HỌC