Nghiên cứu vai trò giảm sóng của rừng ngập mặn, trường hợp nghiên cứu tại huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam

  • Phạm Hoài Thương
  • Nguyễn Quang Chiến
  • Trần Thanh Tùng
Từ khóa: Rừng ngập mặn, giảm sóng, biến đổi khí hậu, mô hình SWAN, Hậu Lộc

Tóm tắt

   Trong các giải pháp xanh bảo vệ bờ, giảm tác động của sóng biển thì hiệu quả giảm sóng của rừng ngập mặn chủ yếu phụ thuộc vào chiều rộng vành đai rừng ngập mặn, loài cây ngập mặn, mật độ và tuổi cây. Bài báo này trình bày kết quả đánh giá khả năng giảm sóng của hai loài cây ngập mặn phổ biến ở miền Bắc Việt Nam là cây Bần (S. caseolaris) và cây Trang (K. obovata) tại bờ biển huyện Hậu Lộc (có tọa độ 19,93°Bắc, 105,96°Đông) bằng mô hình SWAN. Kết quả tính toán cho thấy cây Bần có hiệu quả giảm sóng tốt hơn cây Trang, với chiều cao sóng tới giảm 72% - 82% (xem xét một dải rừng rộng 350 m, với tuổi cây là 5-9 năm và tỷ lệ sống sót 80%). Các kết quả tính toán được phù hợp so với nghiên cứu của tác giả Trần Quang Bảo (2011). Trong điều kiện nước biển dâng, rừng vẫn giảm được 60-70% chiều cao sóng tới, chiều cao sóng sau rừng ngập mặn tăng thêm là 2,3 cm. Do đó, biến đổi khí hậu cần được xem xét khi mở rộng việc trồng rừng ngập mặn để ổn định đường bờ địa phương.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-06-16
Chuyên mục
BÀI BÁO KHOA HỌC