Giảm độc tố Cd trong đất ô nhiễm bởi vật liệu chi phí rẻ từ phụ phẩm nông nghiệp

  • Đinh Thị Lan Phương
  • Phạm Thị Thư,
  • Vũ Thị Khắc
  • Nguyễn Phan Việt
Từ khóa: Đất ô nhiễm Cd, phụ phẩm nông nghiệp, rơm ủ, than sinh học

Tóm tắt

     Nghiên cứu thử nghiệm với rau ăn lá, rơm rạ ủ với chế phẩm vi sinh sau 40 ngày, trấu được đốt yếm khí ở 400 - 450 oC trong 02 giờ. Mục đích làm rõ sự tích lũy Cd trong rau ăn lá (rễ, thân, lá già, lá non) và cố định Cd di động (DĐ) trong đất ô nhiễm bởi rơm ủ vi sinh tricodenma và than sinh học (TSH). Đất ô nhiễm (Cd tổng số 5,013 ppm, Cd DĐ 0,048 ppm) được trộn với TSH và rơm ủ theo các tỉ lệ 1,25%, 2,5%, 5% về khối lượng. Đối chứng (ĐC) là đất ô nhiễm Cd không phối trộn vật liệu. Kết quả cho thấy rau mồng tơi hấp thụ tới 47,91% Cd DĐ trong đất ô nhiễm. Sự tích lũy Cd theo thứ tự: rễ > lá già > lá non, trong đó thân lá thấp hơn 1,44 – 1,51 lần so với rễ, các lá già cao hơn 1,19 - 1,23 lần so với các lá non. Kết quả xử lý Cd DĐ trong đất bởi rơm ủ giảm 1,63 - 3,99 lần so với ĐC. TSH cho hiệu quả xử lý Cd DĐ giảm 2,12 – 10,19 lần so với ĐC, và hiệu quả gấp 1,3 – 2,55 lần so với rơm ủ cùng tỉ lệ. Trong nghiên cứu này, tỉ lệ TSH 5% cho kết quả tối ưu giảm 97,49% Cd DĐ so với ĐC.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-01-30
Chuyên mục
BÀI BÁO KHOA HỌC