ĐẶC ĐIỂM THẠCH HỌC-KHOÁNG VẬT, THẠCH ĐỊA HÓA CÁC ĐÁ GRANITOIT KHỐI BÀ NÀ

  • Lê Đức Phúc

Tóm tắt

Khối granitoit Bà Nà có dạng đẳng thước với diện lộ khoảng 30 km2. Thành phần thạch học của khối chủ yếu gồm các đá granit biotit hạt vừa-lớn được xếp vào pha 1. Các đá granit sáng màu hạt nhỏ-vừa của pha 2 có dạng khối nhỏ phân bố dọc theo các đứt gãy phương đông bắc-tây nam. Hàm lượng SiO2 của granitoit khối Bà Nà dao động trong khoảng 73.74 đến 76.24%. Tổng kiềm K2O+ Na2O từ  7,32 đến 8,33%. Tỷ số K2O/Na2O từ 1,66-2,07, thuộc loạt S-granit. Giá trị 147Sm/144Nd=0.1249 gần với vật liệu vỏ ổn định. Tỷ lệ Rb/Sr cao, Sm/Nd thấp,  eNd đều có giá trị âm rất nhỏ chứng tỏ granioit khối Bà Nà xuất sinh từ nguồn vỏ hoặc từ nguồn manti giàu (EM). Tuổi hình thành miền nguồn (vỏ lục địa) tính theo đồng vị Sm, Nd là 1.06 tỷ năm (theo mô hình miền nguồn chondrit đồng nhất) hoặc 1.74 tỷ năm (theo mô hình miền nguồn manti nghèo). Triển vọng khoáng hóa liên quan của granioit Bà Nà là Sn (W, Nb, Ta) đi với tổ hợp thạch anh-topaz-casiterit-tourmalin (đôi khi có Ta-Nb). Kết quả phân tích tuổi đồng vị U-Pb trên zircon trong mẫu granit biotit tại trường Đại học Tasmania, Australia cho các giá trị tuổi 242.9±1.5 và 240.6±2.2 triệu năm .
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2009-10-15
Chuyên mục
BÀI BÁO