Tiềm năng dầu khí của các tầng đá mẹ ở bể Cửu Long

  • Bùi Thị Luận

Tóm tắt

Ở bể Cửu Long có ba tầng đá mẹ được xác định đó là Miocene dưới, Oligocene trên, Eocene trên + Oligocene dưới, giữa chúng được phân cách bởi các tập cát – sét. Chỉ có hai tầng đá mẹ là Oligocene trên và Eocene trên + Oligocene dưới là hai tầng sinh chủ yếu cung cấp phần lớn Hydrocacbon (HC) vào các bẫy chứa. Tính tiềm năng dầu khí của hai tầng đá mẹ sinh dầu khí ở bể Cửu Long (Oligocene trên và Eocene trên + Oligocene dưới) bằng phương pháp thể tích – nguồn gốc, cho kết quả tiềm năng sinh dầu của tầng đá mẹ Oligocene trên là (66,30 tỉ tấn) lớn hơn của tầng đá mẹ Eocene trên + Oligocene dưới (29,88 tỉ tấn). Tổng lượng hydrocacbon có khả năng tham gia vào quá trình tích lũy tại các bẫy chứa từ hai tầng đá mẹ lần lượt là: Oligocene trên 2,19 tỉ tấn, Eocene trên + Oligocene dưới 1,16 tỉ tấn. Như vậy, toàn bể Cửu Long đá mẹ có thể sinh ra được 96,18 tỉ tấn hydrocacbon, trong đó tích lũy được 3,35 tỉ tấn chiếm 3,35 % lượng sinh. Áp dụng phương pháp mô phỏng Monte – Carlo sử dụng phần mền Crystal Ball để tính tiềm năng sinh và tổng lượng HC tham gia vào quá trình di cư cũng như tích luỹ đều cho kết quả khá phù hợp với phương pháp thể tích – nguồn gốc, chênh lệch chỉ chiếm khoảng ≤1,25 %. Trên cơ sở đánh giá vùng sinh, hướng di cư và mật độ hydrocacbon tham gia vào quá trình tích lũy của các khối cho thấy mức độ triển vọng theo thứ tự sau: (i) Đới nâng Trung Tâm có triển vọng lớn nhất, tiếp đến là đới nâng Đồng Nai, lần lượt thứ ba là địa lũy nằm trong sườn nghiêng Tây Bắc, thứ tư là sườn nghiêng Đông Nam, cuối cùng là khu vực Đông Bắc của đới nâng Tam Đảo; (ii) Dầu khí không chỉ tích tụ trong bẫy cấu tạo, hỗn hợp mà còn có trong các bẫy phi cấu tạo.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2012-10-02
Chuyên mục
BÀI BÁO