Nghiên cứu và lựa chọn một số thực vật có khả năng hấp thu các kim loại nặng (Cr, Cu, Zn) trong bùn nạo vét kênh Tân Hóa-Lò Gốm

  • Đồng Thị Minh Hậu
  • Hoàng Thị Thanh Thủy
  • Đào Phú Quốc

Tóm tắt

Bài viết trình bày các kết quả nghiên cứu bước đầu khả năng sử dụng thực vật cải tạo bùn nạo vét kênh rạch bị ô nhiễm kim loại nặng (KLN). Cây Bắp (Zea mays L.) và Cỏ Voi (Pennisetum purpureum) là hai loài thực vật đã được lựa chọn để nghiên cứu khả năng hấp thu KLN trong bùn kênh Tân Hóa - Lò Gốm. Tổng hàm lượng Cr, Cu, Zn trong bùn là 2656 mg/kg, 1551 mg/kg và 2463 mg/kg. Sau 6 tuần lượng kim loại nặng (Cr, Cu và Zn) tích lũy trong Cây Bắp là 456 mg/kg, 429 mg/kg và 1327 mg/kg; còn trong Cỏ Voi là 519 mg/kg, 458mg/kg và 1136 mg/kg. Sau 12 tuần, lượng kim loại nặng (Cr, Cu và Zn) tích lũy trong rễ Cây Bắp là 584 mg/kg, 536 mg/kg và 1669 mg/kg; còn trong Cỏ Voi là 697mg/kg, 564 mg/kg và 1460 mg/kg. Các kim loại nặng có xu hướng tích lũy trong rễ, cao hơn 5.1÷130 lần trong thân Cỏ Voi và Bắp, thể hiện nguy cơ xâm nhập vào chuỗi thức ăn là rất hạn chế. Do đó, khả năng áp dụng giải pháp công nghệ sinh học môi trường - sử dụng thực vật (phytotechnology) để cải tạo bùn nạo vét/ đất bị ô nhiễm Cr, Cu, Zn là rất có triển vọng.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2008-08-05
Chuyên mục
BÀI BÁO