Vấn đề đồng minh chiến lược của Việt Nam - một cái nhìn lịch sử

  • Nguyễn Ngọc Dung

Tóm tắt

Liên minh là một hình thức tập hợp lực lượng quốc tế nhằm tăng cường sức mạnh quốc gia, đồng thời ngăn ngừa hoặc chống lại nhựng mối đe dọa an ninh từ bên ngoài. Từ cổ đến kim, các quốc gia không ngừng đi tìm và xây dựng liên minh với nhau nhằm chia sẻ những lợi ích chung.

 Trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, Việt Nam đã thiết lập liên minh chiến lược với các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là với Liên Xô  và Trung Quốc, nhằm tìm kiếm sự ủng hộ quốc tế đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của mình. Đây là những liên minh xây dựng chủ yếu trên nền tảng ý thức hệ. Tuy nhiên, sự khác biệt về lợi ích quốc gia trong phe xã hội chủ nghĩa đã làm cho quá trình liên minh quốc tế của Việt  Nam gặp không ít khó khăn.

 Khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt, hệ thống quốc tế đã căn bản thay đổi. Phe xã hội chủ nghĩa trên thế giới bị tan rã. Các trung tâm quyền lực quốc tế mới xuất hiện. Các đồng minh chiến lược dựa trên ý thức hệ của Việt Nam hầu như không còn. Trước tình hình đó, Việt Nam chuyển sang thực hiện đường lối đối ngoại “đa dạng hóa, đa phương hóa”, với phương châm “ làm bạn với tất cả các nước”. Điều này không có nghĩa là Việt Nam không cần phải xây dựng những đồng minh chiến lược cần thiết cho mình.

 Liên minh sau chiến tranh Lạnh không còn được thiết lập trên nền tảng ý thức hệ mà chủ yếu dựa trên cơ sở lợi ích quốc gia. Trong tình hình quốc tế hiện nay và sắp tới, Việt Nam sớm muộn cũng phải tìm kiếm  một số  đồng  minh chiến lược  khôn ngoan để củng cố vị trí  quốc tế  và giữ vững  độc lập chủ quyền của mình, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Việc lựa chọn đồng minh chiến lược đối với Việt Nam còn quan trọng ở chỗ :  nó không chỉ đảm bảo an ninh cho Việt Nam mà còn đảm bảo an ninh cho cả Đông Dương và khu vực Đông Nam Á.

 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2014-08-06
Chuyên mục
BÀI BÁO