Mộ hợp chất Chợ Lách (Bến Tre)

  • Phạm Đức Mạnh
  • Nguyễn Chiến Thắng

Tóm tắt

Cuối tháng 4 đến đầu tháng 5 năm 2014, Bộ môn Khảo cổ học (Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) và Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre đã tiến hành khai quật di tích mộ hợp chất ở thị trấn Chợ Lách (huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre). Kết quả chính như sau: Các nhà khảo cổ phát hiện được 2 kiến trúc nổi trên nền móng gạch thiết kế kiểu cấu trúc lăng tẩm, trong đó: Kiến trúc nhà lớn nằm theo hướng Nam lệch Đông 3°, bao gồm nhà bia và nhà mồ có kích thước chiều ngàng 300cm, chiều dọc 240cm, cao 185-205cm thiết kế dành cho chôn cất hai người trường thành (thông thường là một cặp vợ chồng thường thấy ở mộ đôi Nam Bộ). Hai huyệt mộ hình chữ nhật do chỉ có vách đất, bị ngập nước từ độ sâu 70-275cm nên quan tài bị phân hủy, chỉ còn chứa mảnh sọ người trưởng thành, 5 viên bi đồng tròn và dấu vết thực vật quý (như xơ dừa, quả dừa nước, vỏ cây bần, cọng lá cây ráng, nhiều mảnh gốm sứ…). Kiến trúc nhà nhỏ có hình dáng tương tự nhà bia và nhà mồ nằm hướng Tây chỉ cách mộ lớn 110cm, có kích thước dài 140cm, rộng 65cm và cao 95cm. Huyệt mộ hình chữ nhật với kích thước dài 130cm, rộng 60cm, sâu 70cm, không bị ngập nước nên còn giữ nguyên quan tài gỗ có gắn đinh sắt. Di cốt trẻ em nằm ngửa, chân tay thẳng, còn 2 cúc áo bằng đồng thau. Đó là em bé tuổi khoảng 2-4 tuổi, chiều cao 100-110cm. Từ kết quả phân tích nhân cốt, hiện vật chôn theo, nghiên cứu so sánh kiến trúc, các tác giả phát biểu rằng: Mộ cổ Chợ Lách thuộc kiểu nhà bia và nhà mồ dành cho quý tộc Việt Nam thời Nguyễn ở Nam Bộ trong 2 thế kỷ 18-19 với các cấu trúc vật liệu xây dựng, nền móng gạch, các khung bia, quan tài gỗ với khoen sắt, nút áo hình cầu, đồ đựng bằng gốm sứ v.v… Mộ cổ Chợ Lách có các đặc điểm riêng lần đầu phát hiện ở Việt Nam như: 5 viên bi đồng, các dấu tích thực vật như xơ quả dừa, trái dừa nước, vỏ cây bần, cọng là cây ráng v.v… Đặc biệt nhất là lần đầu tiên ở Nam Bộ và Việt Nam các nhà khảo cổ tìm thấy 2 mộ quý tộc nằm sát cạnh nhau có thể cùng chung một gia đình, trong đó: mộ lớn dành chôn cha mẹ và mộ nhỏ dành chôn người con chết non (chỉ 2-4 tuổi) nhưng vẫn xây riêng nhà mồ uy nghiêm từ thời Trung đại và Cận đại.

Tác giả

Phạm Đức Mạnh
Nguyễn Chiến Thắng
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2014-11-13
Chuyên mục
BÀI BÁO