Chợ nổi đồng bằng sông Cửu Long – nét đặc trưng văn hóa của người Việt Nam Bộ

  • Ngô Văn Lệ

Tóm tắt

Người Việt trong quá trình chinh phục miền đất mới – vùng đồng bằng sông Cửu Long, đã cùng với các tộc người anh em không chỉ biến vùng đất một thời hoang hóa thành một đồng bằng phì nhiêu, vựa lúa quan trọng của cả nước, mà còn sáng tạo một phức hợp văn hóa trên nền tảng kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống. Quá trình mở rộng lãnh thổ, xác lập chủ quyền, thực thi chủ quyền và bảo vệ chủ quyền là quá trình thích nghi và sáng tạo của người Việt trong môi trường mới. Cũng chính quá trình cộng cư và chính phục vùng đất mới đã hình thành vùng văn hóa Nam Bộ với những khác biệt trong so sánh với các vùng văn hóa khác ở Việt Nam, mà có nhà nghiên cứu gọi là “văn minh miệt vườn”, “văn minh sông nước”. Khi nói tới Nam Bộ là nói tới vùng sông nước, những cộng đồng dân cư nơi đây đã biết khai thác một cách có hiệu quả những yếu tố sông nước không chỉ làm nên nét văn hóa riêng, mà còn góp phần phát triển kinh tế, xã hội. Chợ “nổi”gắn liền với hoạt động “thương hồ” – một hoạt động kinh tế mang đậm dấu ấn của một vùng văn hóa, đã làm nên nét văn hóa riêng của vùng Nam Bộ. Bài viết của chúng tôi trình bày về chợ nổi đồng bằng sông Cửu Long - nét đặc trưng văn hóa của người Việt Nam Bộ.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2015-05-28
Chuyên mục
BÀI BÁO