Thiết lập quy trình điện biến nạp cho Bacillus subtilis 1012 và WB800N

  • Phạm Thị Mỹ Tiên
  • Phan Thị Phượng Trang

Tóm tắt

Bacillus subtilis là chủng chủ biểu hiện mang nhiều ưu điểm nổi bật như không sinh độc tố, tiết được protein mục tiêu ra môi trường nuôi cấy, khoảng 60 % protein công nghiệp được sản xuất từ các chủng Bacillus. Để có thể sử dụng B. subtilis trong nghiên cứu và làm chủng chủ trong biểu hiện protein tái tổ hợp, các phương pháp về kỹ thuật di truyền cần được phát triển. Một trong các phương pháp mà nhiều nhà khoa học quan tâm là điện biến nạp để đưa DNA trực tiếp vào tế bào. Tuy nhiên một vấn đề gặp phải là hiệu suất biến nạp DNA vào B. subtilis còn thấp và không ổn định giữa các chủng khác nhau gây trở ngại cho các thao tác di truyền. B. subtilis 1012 và WB800N được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu cơ bản và làm chủng chủ biểu hiện protein tái tổ hợp trong thời gian gần đây, nhưng phương pháp điện biến nạp cho hai chủng này vẫn chưa được thiết lập. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng plasmid pHT10-gfp+ để tiến hành thiết lập quy trình điện biến nạp cho các chủng B. subtilis 1012 và WB800N. Các kết quả về ảnh hưởng của thời điểm thu mẫu, nồng độ và thời gian ủ lysozyme, hiệu điện thế và lượng DNA sử dụng lên tần suất biến nạp đã được khảo sát trong nghiên cứu này để hình thành qui trình điện biến nạp.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2016-04-13
Chuyên mục
BÀI BÁO