Đặc điểm thạch học, thạch đia hóa và khoáng hóa sắt liên quan khối magma mafic khu vực Tân Hòa, Tân Châu, Tây Ninh

  • Nguyễn Thế Công
  • Nguyễn Kim Hoàng

Tóm tắt

Khối magma mafic khu vực Tân Hòa, Tân Châu, Tây Ninh (Đồi 95) được phát hiện vào năm 1986 và được xếp vào phức hệ Tây Ninh. Thành phần thạch học của khối xâm nhập này được làm sáng tỏ qua các lỗ khoan năm 2013 bao gồm gabrodiorit, gabronorit, gabro, gabropyroxenit và pyroxenit. Thành phần khoáng vật chính gồm plagioclas, pyroxen xiên đơn, pyroxen trực thoi, hornblend lục, thứ yếu có biotit; khoáng vật phụ có apatit, sphen, magnetit, pyrotin. Tổ hợp gabro – pyroxenit phức hệ Tây Ninh có hàm lượng titan cao, chứa nhiều các nguyên tố thuộc nhóm sắt như  Fe, Ti, V nhưng chứa ít Rb, Sr, Y, Cs, Ba, Sm, Eu, Nd. Các nguyên tố vết, nguyên tố hiếm chuẩn hóa theo manti nguyên thủy và chondrit cho thấy chúng có nguồn gốc rất sâu từ manti sạch, thuộc mô hình tách giãn trên rìa lục địa tích cực. Phức hệ Tây Ninh có đặc trưng về dị thường từ địa vật lý, các kết quả phân tích hóa, quang phổ và giã đãi cho thấy tổ hợp này có tính chuyên khoáng và triển vọng về quặng hóa sắt và titan

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2016-04-15
Chuyên mục
BÀI BÁO