Ngữ pháp, ngữ nghĩa của “thôi”, “ngừng”

  • Nguyễn Vân Phổ

Tóm tắt

Bài viết này phân tích so sánh ngữ pháp và ngữ nghĩa của “thôi” và “ngừng” – hai vị từ biểu hiện sự tình kết thúc của tiếng Việt. Trong đó, vấn đề giá trị thể của hai vị từ sẽ được quan tâm ở mức độ cần thiết. “Thôi” và “ngừng” có nhiều thuộc tính cú pháp-ngữ nghĩa chung, nhưng cũng có nhiều khác biệt. Cả hai cùng diễn đạt sự “không tiếp tục” hoặc “không tái diễn” một hoạt động/quá trình; nhưng không giống như “thôi” – chỉ một sự kết thúc, “ngừng” có thể hàm ý một sự tiếp diễn sự tình đang nói đến. Cả hai tiền giả định một sự tình đang diễn ra. Nhưng “thôi” cũng có thể nói về một sự tình dự định, còn “ngừng” thì không thể. “Thôi” biểu hiện một sự tình Hoạt động hay Trạng thái; còn “ngừng” có thể biểu hiện một sự tình Hoạt động, Trạng thái hoặc Đoạn tính hữu đích. Cả hai đều có thể đi trước một bổ ngữ là ngữ vị từ. Nhưng với “thôi” thành phần bổ ngữ đó có tính [+động] [+chủ ý], trong khi với “ngừng” lại có tính [+động] [±chủ ý]. “Thôi” và “ngừng” cho thấy nhiều điểm tương đồng và khác biệt. 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2016-04-27
Chuyên mục
BÀI BÁO