Các nhân tố thuận lợi quan trọng biến tập E thành hệ Oligocene trở thành đối tượng dầu khí triển vọng tại khu vực Đông Nam bể Cửu long

  • Trần Như Huy
  • Trần Văn Xuân
  • Nguyễn Xuân Khá
  • Thái Bá Ngọc
  • Trương Quốc Thanh
  • Hồ Nguyễn Trí Mẫn
  • Nguyễn Đình Chức
  • Trần Đức Lân

Tóm tắt

Kết quả nghiên cứu trước đây đều khẳng định tầng chứa cát kết trong Oligocen hạ có đặc điểm phân bố phức tạp, độ rỗng thấm thấp, kết quả thử vỉa từ nhiều giếng không thể hiện khả năng cho dòng tự nhiên. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu gần đây về môi trường lắng đọng của tập trầm tích Oligocen hạ trong bể Cửu long nói chung và khu vực các lô 01/10 & 02/10, lô 09-2/09, lô 09-2/10 và lô 16-2 nói riêng, bài báo đã xác định tướng môi trường phù hợp với tài liệu vật lý thạch học và tài liệu địa vật lý. Với nguyên lý địa tầng địa chấn, cộng với kết quả minh giải tích hợp tài liệu địa chấn, số liệu giếng khoan, địa vật lý giếng khoan, kết quả phân tích mẫu lõi-mẫu chất lưu, số liệu vật lý thạch học và kết quả minh giải thử vỉa, bài báo tập trung xây dựng tuyến liên kết giữa số liệu từ giếng khoan với tài liệu địa chấn nhằm khẳng định, làm sáng tỏ sự phân bố của tập E Oligocen bể Cửu long, lập bản đồ khối môi trường lắng đọng trong á nhịp E trên và E dưới của Oligocen, thiết lập bản đồ thuộc tính địa chấn của á nhịp E trênvà E dưới trong Oligocen. Cuối cùng dự báo thành công sự phân bố của thân cát trong á nhịp E trênvà E dưới của Oligocen trong khu vực nghiên cứu, từ đó xác định bẫy địa tầng trong thành hệ Oligocen khu vực Đông-nam bể Cửu long.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2016-07-18
Chuyên mục
BÀI BÁO