Công nghệ khai thác nâng cao hệ số thu hồi dầu nặng mỏ cận biên ngoài khơi Việt Nam

  • Vũ Việt Hưng
  • Trần Thái Sơn

Tóm tắt

Ứng dụng công nghệ khai thác dầu nặng đã và đang được phát triển rộng rãi trong hàng thập kỉ qua, nhằm nâng cao hiệu suất thu hồi của loại hydrocarbon khá hóc búa này. Ngoài phương pháp nhiệt, công nghệ bơm điện chìm đánh đấu bước phát triển vược bậc trong thu hồi dầu nặng, do tạo ra độ chênh áp lớn giữa vỉa và đáy. Nếu so sánh với phương pháp gas lift truyền thống, thì độ chênh áp lớn do bơm điện chìm tạo ra ưu việt hơn hẳn.

Bài báo đề cập đến thiết kế công nghệ khai thác cho kế hoạch phát triển mỏ nhằm nâng cao hiệu quả khai thác đặc biệt cho mỏ nhỏ ngoài khơi Việt Nam. Ví dụ như ở vùng bồn trũng Cửu Long, với trữ lượng đáng kể dầu khí được phát hiện với chỉ khoảng 20 API0 gây không ít ngạc nhiên với các chuyên gia địa chất, từ đó thúc đẩy việc nghiên cứu để tìm ra giải pháp phát triển hiệu quả về mặt kĩ thuật cũng như kinh tế cho đối tượng này. Bài viết đề cập đến một chuỗi các nghiên cứu kĩ thuật từ mô hinh hóa tính khai thác của giếng thăm dò đầu tiên, cho đến thiết kế sơ bộ thiết bị để phù hợp với đặc tính dầu nặng. Với phương thức tiếp cận như vậy, bài toán kinh tế cho toàn bộ đời mỏ cũng được nghiên cứu để tối ưu hóa khai thác. Cuối cùng, bài viết lựa chọn công nghệ bơm điện chìm (ESP) là phương án tối ưu nhất để tăng cường hiệu quả khai thác. Qua đó, các thiết bị bề mặt, hệ thống điện cũng như bộ thiết bị lòng giếng của bơm chìm kết hợp với phương pháp gas lift dự phòng, công nghệ ngăn cát và bơm hóa phẩm được tích hợp trong toàn bộ hệ thống nhằm nâng cao khả năng khai thác cũng như kéo dài đời mỏ.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2016-07-18
Chuyên mục
BÀI BÁO