Nghiên cứu cảm ứng và nuôi cấy rễ tơ cây Hoa Móng tay (Impatiens balsamina L.) từ mười bốn chủng Agrobacterium rhizogenes

  • Phan Trung Hải
  • Quách Ngô Diễm Phương
  • Nguyễn Như Nhứt

Tóm tắt

Cây Hoa Móng tay (Impatiens balsamina L.) là một loài cây được trồng phổ biến ở Việt Nam và đang được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian cổ truyền. Trong đó rễ cây gồm nhiều hợp chất chuyển hóa thứ cấp có giá trị đã được chứng minh có tác dụng trong việc kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxi hóa và ngăn ngừa ung thư… Nuôi cấy rễ tơ là phương pháp đang được quan tâm nghiên cứu có thể thu được số lượng lớn các hợp chất thứ cấp bởi vì rễ tơ phát triển nhanh chóng, ổn định về mặt di truyền và không cần bổ sung các hormone tăng trưởng. Trong nghiên cứu này, với mục đích thu nhận nguồn vật liệu rễ tơ, chúng tôi khảo sát một số yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến quá trình cảm ứng tạo rễ tơ như: dòng vi khuẩn, mô gây nhiễm, OD dịch khuẩn, thời gian ngâm mẫu và thời gian đồng nuôi cấy. Kết quả cho thấy 3 chủng Agrobacterium rhizogenes phân lập tại Việt Nam (chủng C02, C18, C26) cho cảm ứng tạo rễ tơ cao trên mô lá với OD dịch khuẩn là 0,5 đến 1,0; thời gian ngâm mẫu là 5 phút và thời gian đồng nuôi cấy là 72 giờ. Trong đó, rễ tơ được cảm ứng từ chủng C02 cho khả năng sinh trưởng mạnh nhất với môi trường nuôi cấy là B5.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2016-07-20
Chuyên mục
BÀI BÁO