Hoành phi, liễn đối tại hội quán Trung Hoa ở Hội An, Quảng Nam

  • Vo Thi Anh Tuyet
  • Dao Vinh Hop

Tóm tắt

Trong các thế kỷ XVII-XVIII, khi Hội An trở thành đô thị – thương cảng phồn thịnh, người Hoa đã có mặt, định cư, xây dựng các hội quán: hội quán Phúc Kiến, hội quán Trung Hoa, hội quán Triều Châu, hội quán Quỳnh Phủ và hội quán Quảng Triệu. Qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay, các hội quán vẫn còn tồn tại, đồng thời lưu giữ những giá trị kiến trúc và di vật đặc sắc. Hoành phi, liễn đối là loại di vật đặc biệt, có giá trị về nhiều mặt như: khảo cổ, Hán Nôm, văn hóa, xã hội, nghệ thuật thư pháp, văn học… thể hiện đời sống tâm linh của cư dân, ý niệm và trình độ nghệ thuật mà những người dâng cúng và cả người thợ tạo tác để lại cho các thế hệ sau. Hội quán Trung Hoa là hội quán chung của 5 bang người Hoa ở Hội An. Hội quán được xây dựng khá sớm: đầu thế kỷ XVIII và có vai trò quan trọng đối với lịch sử định cư của người Hoa ở Hội An. Hiện nay, trong không gian thờ cúng của hội quán đã giành những vị trí trang trọng nhất để treo các hoành phi, liễn đối. Đây là nét văn hóa đặc sắc và là loại hình di vật quý cần nghiên cứu, bảo tồn. Từ đó, sẽ cung cấp nguồn tư liệu trong nghiên cứu về các hội quán người Hoa, về vùng đất Hội An và người Hoa nói chung.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-01-04
Chuyên mục
BÀI BÁO