Nghiên cứu biến đổi bề mặt Au với hợp chất thiol ứng dụng trong cảm biến sinh học

  • Phan Thanh Nhật Khoa
  • Nguyễn Trung Thành
  • Phan Văn Tuấn
  • Phạm Văn Bình
  • Phạm Xuân Thanh Tùng
  • Lê Thị Thanh Tuyền
  • Tống Duy Hiển

Tóm tắt

Trong cảm biến sinh học  dựa trên cơ sở thanh dao động, bề mặt Au đóng vai trò quan trọng, vừa là bề mặt để chùm laser phản xạ, vừa là nơi có thể thực hiện các bước biến đổi bề mặt để đặc hiệu hóa cảm biến. Trong bài báo này, chúng tôi nghiên cứu và khảo sát biến đổi bề mặt Au với hợp chất cysteamine và glutaraldehyde để biến đổi bề mặt Au trở nên có thể phản ứng được với các hợp chất có nhóm chức amine. Nồng độ của cysteamine, thời gian xử lý với cysteamine và thời gian xử lý với glutaraldehyde đã được nghiên cứu để tìm được các thông số thích hợp. Các phương pháp phản ứng tạo màu với xúc tác enzyme horseradish peroxidase (HRP) và phương pháp đo góc tiếp xúc đã được kết hợp nhằm tối ưu hóa. Kết quả cho thấy sử dụng cyteamine 5 mM trong dung môi ethanol, thời gian xử lý cysteamine 16 giờ, thời gian xử lý glutaraldehyde 1 giờ sẽ cho bề mặt Au có khả năng phản ứng tối ưu nhất với các hợp chất có nhóm amine.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-02-12
Chuyên mục
BÀI BÁO