Xử lý Cu2+ và Zn2+ trong nước thải xi mạ bằng phương pháp tách từ tính

  • Lê Thị Xuân Thùy
  • Hồ Hồng Quyên
  • Nguyễn Thị Sao Mai

Tóm tắt

Đồng (Cu) và kẽm (Zn) là hai kim loại được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp khai khoáng, luyện kim và xi mạ. Ảnh hưởng của hai kim loại này đến môi trường nước cũng như sức khỏe của con người là không nhỏ, bởi đặc tính cơ bản của chúng chính là kim loại nặng và khả năng lưu trữ, tích lũy lâu dài trong cơ thể, khó bị phân hủy sinh học và đào thải theo cơ chế thông thường. Phương pháp tách từ tính với vật liệu hấp phụ g-PGM (g-poly glutamic acid coated magnetite) là một giải pháp mới để loại bỏ Cu2+ và Zn2+ ra khỏi nguồn nước. Các kết quả nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả xử lý Cu2+ và Zn2+ rất cao chỉ với 0,2 g/L g-PGM trong 10 phút ở môi trường pH 6 và tốc độ khuấy 200 vòng/phút (hiệu suất tương ứng là 99,91 % và 99,75 %). Ngoài ra, khả năng tái sử dụng của vật liệu γ-PGM đến 12 lần khi sử dụng dung dịch acid HCl 0.1 N để giải hấp phụ vật liệu này trong 1 giờ là điều kiện tối ưu để tách hai ion kim loại Cu2+ và Zn2+  ra khỏi bề mặt hạt γ-PGM. Các kết quả thí nghiệm cho thấy γ-PGM thật sự là một vật liệu mới áp dụng tách kim loại nặng trong môi trường nước hoặc nước thải với nhiều ưu điểm nổi bật.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-11-24
Chuyên mục
BÀI BÁO