Kiểm kê dấu chân carbon của ngành cao su ở hai giai đoạn trồng và chế biến mủ cao su tại tỉnh Bình Dương

  • Hồ Minh Dũng
  • Trần Lê Nhật Giang

Tóm tắt

Với mục tiêu đánh giá hiện trạng phát thải khí nhà kính và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính từ hoạt động trồng và chế biến mủ cao su trên địa bàn tỉnh Bình Dương, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA) kết hợp với hướng dẫn của IPCC (2006) để thực hiện kiểm kê phát thải khí nhà kính của giai đoạn trồng và chế biến cao su tại 11 nông trường và 3 nhà máy chế biến thuộc Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Kết quả nghiên cứu cho thấy: phát thải tại vườn cây là 1.038,2 kg C/tấn sản phẩm, chiếm từ 91,5% đến 94,6% tổng phát thải của các dòng sản phẩm; phát thải đối với sản phẩm cao su khối từ mủ nước là 1.134,7 kg C/tấn sản phẩm; phát thải đối với sản phẩm cao su khối từ mủ tạp là 1.098,0 kg C/tấn sản phẩm; phát thải đối với sản phẩm latex cô đặc là 1.110,8 kg C/tấn sản phẩm và phát thải đối với sản phẩm cao su khối từ mủ skim là 1.123,9 kg C/tấn sản phẩm. Ngoài ra, nghiên cứu còn đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính tại vườn cây và nhà máy chế biến cao su mang lại hiệu quả. Các giải pháp chủ yếu tập trung vào việc thay đổi phương thức sử dụng phân bón, tăng hiệu suất sử dụng Urê của cây cao su và giảm lượng phân chứa thành phần Urê/nitơ cần sử dụng. Kết quả nghiên cứu làm cơ sở giúp các nhà quản lý và doanh nghiệp kiểm soát được phát thải khí nhà kính từ ngành công nghiệp chế biến mủ cao su trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-11-24
Chuyên mục
BÀI BÁO