Đánh giá hiệu quả xử lý khí NO2 của vật liệu bùn đỏ

  • Hồ Nhựt Linh

Tóm tắt

Việc ứng dụng bùn đỏ - một chất thải nguy hại được sinh ra từ quá trình sản xuất hydroxide nhôm để xử lý khí NO2 là một hướng đi mới, phù hợp với sự phát triển bền vững. Nghiên cứu tập trung đánh giá khả năng xử lý khí NO2 của 2 loại vật liệu khác nhau từ bùn đỏ: bùn đỏ nguyên chất (không tiến hành quá trình trung hòa bằng nước biển -  RM1) và vật liệu hydrotalcite được tổng hợp từ bùn đỏ (được trung hòa bởi nước biển – RM2) thông qua các thí nghiệm khảo sát hiệu suất xử lý khí NO2 dựa trên sự thay đổi của các yếu tố: Nồng độ khí NO2 đầu vào, lưu lượng khí NO2, vật liệu (khối lượng, nhiệt độ) và thời gian bão hòa của vật liệu. Kết quả cho thấy cả 2 vật liệu đều có khả năng xử lý khí NO2, trong đó vật liệu RM2 có hiệu suất xử lý khí NO2 cao hơn vật liệu RM1 khoảng 5 %. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cho thấy tại điều kiện tối ưu: nồng độ khí NO2 303,37–397,14 ppm, lưu lượng khí NO2 qua vật liệu 0,4 L/phút, khối lượng vật liệu 10g, nhiệt độ vật liệu 30 oC, hiệu suất xử lý khí NO2 của vật liệu RM1 và vật liệu RM2 đạt cao nhất, lần lượt là 89,50 % và 84,43 %. Nghiên cứu cho thấy, cả 2 vật liệu đều có tiềm năng ứng dụng để xử lý khí NO2.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-11-29
Chuyên mục
BÀI BÁO