VĂN HỌC DỊCH Ở NAM BỘ CUỐI THÊ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX

  • Mai Văn Nhơn

Tóm tắt

Vì là thuộc địa của Pháp, nên văn học phương Tây được giới thiệu ở Nam Bộ sớm hơn so với miền Bắc. Trương Minh Ký, dịch giả văn học phương Tây đầu tiên đã có những tác phẩm dịch từ năm 1884. Đến đầu thế kỷ 20, các tác phẩm văn học phương Tây ngày càng được giới thiệu nhiều hơn, không chỉ có văn học Pháp mà còn có cả tác phẩm của Anh, Mỹ, Nga; không chỉ có thơ, văn xuôi mà có cả kịch.

    Trong khoảng cuối thế kỷ 19, các nhà văn như Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của đã dịch nhiều tác phẩm văn học của Trung Quốc ra chữ quốc ngữ. Đến thập niên đầu của thế kỷ 20, nhiều tiểu thuyết của Trung Quốc đã được dịch ào ạt, tạo thành một phong trào dịch “truyện Tàu”.

Những điều đáng chú ý trong văn học dịch ở Nam Bộ:

    - Báo chí quốc ngữ đóng một vai trò hết sức quan trọng, là nơi công bố những bản dịch văn học đầu tiên.

- Đội ngũ dịch thuật có thành phần rất đa dạng với những nghề nghiệp hết sức khác nhau.

- Văn xuôi được chú ý nhiều hơn. Tiểu thuyết anh hùng, sử, nghĩa hiệp được dịch nhiều hơn tiểu thuyết lãng mạn, tài tử giai nhân, bởi chúng phù hợp với độc giả bình dân.

    - Phản ánh một quan niệm mới mẻ về con người: ý thức về nữ quyền, chú ý vấn đề tính dục.

Văn học dịch ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX phản ánh một nghịch lý: sớm tiếp thu sự mới mẻ của phương Tây, đồng thời vẫn chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn học Trung Hoa. Dù sao, đây cũng là một bước đi đáng ghi nhận trong chặng đường hiện đại hoá của văn học dân tộc. Độc giả, qua những tác phẩm này, cũng sẽ làm quen dần với những đặc điểm của thể loại mới. Từ bước dịch thuật này, các nhà văn đã rèn luyện tay nghề, nắm bắt kỹ thuật viết văn của nước ngoài để sớm trở thành những nhà văn tiên phong của nền văn học mới.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2010-12-28
Chuyên mục
BÀI BÁO