TỰ TỬ NHƯ LÀ MỘT HÀNH VI LỆCH LẠC – QUAN ĐIỂM CỦA EMILE DURKHEIM VỀ SAI LỆCH CHUẨN MỰC XÃ HỘI

  • Trần Văn Vỹ

Tóm tắt

Tự tử là vấn đề đã được nghiên cứu từ rất lâu dưới nhiều góc độ khác nhau: sinh học, y học, tâm lí học, xã hội học... Dưới góc độ xã hội học, có lẽ chưa ai nghiên cứu sâu sắc bằng Emile Durkheim. Vì vậy, xem xét quan điểm của E. Durkheim về vấn đề này là hết sức cần thiết.

E. Durkheim là một trong những người có công đầu trong việc đưa Xã hội học trở thành khoa học độc lập. Trong thời gian giảng dạy ở trường Đại học tổng hợp Bordeaux (Paris, Pháp), ông đã hoàn thành những công trình đồ sộ về xã hội học, trong đó có tác phẩm “Tự tử” (“Le Suicide” - 1897). Theo E. Durkheim, tự tử là hiện tượng cá nhân, nhưng tỉ lệ tự tử, nạn tự tử là hiện tượng xã hội và có mối liên hệ tỉ lệ nghịch với mức độ đoàn kết, gắn kết, hội nhập xã hội.

Công trình nghiên cứu về tự tử của E. Durkheim là một nỗ lực nhằm chứng minh với giới quý tộc trí thức rộng rãi của ông về giá trị của Xã hội học trong việc tìm hiểu bản chất của đời sống của xã hội và hành vi của con người. E. Durkheim cho rằng Xã hội học là một khoa học, mà đã là khoa học thì nó có khả năng giải thích “những thực tế xã hội”. Tự tử từng được xem là một ví dụ về hiện tượng, hay chính là sự cố mang tính cá nhân và riêng tư của mọi hành vi xã hội, E. Durkheim thay vào đó nói rằng các lực lượng xã hội rộng rãi hơn phải chịu trách nhiệm về mức độ và hình thức tự tử ở nhiều xã hội khác nhau.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2011-06-03
Chuyên mục
BÀI BÁO