VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGUỒN SỬ LIỆU CÓ ĐỘ TIN CẬY, CHÍNH XÁC CAO

  • Đỗ Văn Học

Tóm tắt

Trên cơ sở nêu khái niệm về văn bản quản lý nhà nước, sơ lược về hệ thống văn bản quản lý nhà nước qua các thời kỳ lịch sử ở Việt Nam như: thời kỳ phong kiến, thời kỳ Pháp thuộc và từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, tác giả phân tích văn bản quản lý nhà nước - khi được soạn thảo và ban hành với các đặc điểm cơ bản là:

- Văn bản ban hành ra mang danh nghĩa cơ quan, tổ chức hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức và không mang tính cá nhân;

- Văn bản thể hiện tính quyền lực đơn phương, quyền uy - phục tùng;

- Văn bản được ban hành ra theo hình thức, thể thức và kỹ thuật trình bày thống nhất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Từ đó, tác giả đã khẳng định giá trị đặc biệt của văn bản quản lý nhà nước với tư cách là tài liệu lưu trữ - nguồn sử liệu trong nghiên cứu lịch sử. Bên cạnh đặc điểm chứa đựng thông tin về quá khứ, tài liệu lưu trữ - văn bản quản lý nhà nước còn có độ tin cậy, chính xác cao. Bởi khi được ban hành ra, văn bản phải gắn liền với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan; gắn liền với thẩm quyền; trình tự và thủ tục ban hành; hình thức, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản thống nhất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2011-06-03
Chuyên mục
BÀI BÁO