Lịch sử văn hóa vật chất thời tiền sử Đông Nam Á - Một thế kỷ điền dã và liên hiệp nghiên cứu

  • Phạm Đức Mạnh

Tóm tắt

Việt Nam là bộ phận lãnh thổ trung tâm “nằm giữa Đông Nam Á”, từ cổ xưa đã có vị trí “tiền đồn” (Avant-Monde) giữa hai thế giới văn minh Trung Hoa và Ấn Độ. Tìm hiểu những dấu tích hoạt động của con người trong trường kỳ lịch sử trên đất Việt Nam không tách rời khung cảnh khu vực là xu hướng nghiên cứu phổ cập trong giới “Việt Nam học” ở nhiều nước trên thế giới trong những thập kỷ gần đây. Cũng trong thời gian này, số lượng các di tích văn hóa vật chất Đông Nam Á được phát hiện, khai quật và công bố trong các công trình nghiên cứu chuyên luận và tổng hợp bằng nhiều thứ tiếng khác nhau tăng lên mau chóng. Đã có học giả từng báo động về tình trạng “bùng nổ thông tin khảo cổ học” ở nước ta và trong khu vực, gây khó khăn cho việc theo dõi tri thức “đã được tích lũy cần thiết cho khu vực chuyên môn hẹp của mình, chưa nói đến việc tìm hiểu tình hình chung”. Bài này cố gắng giới thiệu khái quát lịch sử nghiên cứu văn hóa vật chất thời tiền sử – sơ sử Đông Nam Á với những chặng đường tiến triển chính yếu từ hơn thế kỷ nay, qua đó khắc họa các kết quả khảo cứu và nhận thức chuyên ngành và liên ngành về Đông Nam Á cổ xưa, trong đó có những đóng góp rất đáng kể của nền khảo cổ học Việt Nam.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2008-01-03
Chuyên mục
BÀI BÁO