THOẠI DẪN - MỘT BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG MƯỜI LẺ MỘT ĐÊM

  • Nguyễn Thị Thu Thủy

Tóm tắt

Thoại dẫn đã được nghiên cứu từ lâu trong ngôn ngữ học và phê bình văn học với nhiều quan điểm khác nhau. Từ cách tiếp cận phong cách học, chúng tôi nghiên cứu thoại dẫn trong truyện kể (trên ngữ liệu tiểu thuyết Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái) nhằm làm rõ luận điểm của I.R.Galperin (1971) khi ông cho rằng thoại dẫn là một biện pháp tu từ. Bài viết có nhiệm vụ làm sáng tỏ các vấn đề: thế nào là biện pháp tu từ thoại dẫn, có phải tất cả các thoại dẫn trong tác phẩm văn chương đều là biện pháp tu từ không? Nếu không thì biện pháp tu từ thoại dẫn có những đặc điểm gì riêng? Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là phương pháp phân loại (để phân loại các kiểu thoại dẫn), phương pháp miêu tả (để miêu tả các kiểu, các mô hình cấu tạo và đặc điểm ngôn ngữ của thoại dẫn…) và phân tích tu từ học (để phân tích giá trị tu từ, hiệu quả tu từ của một số trường hợp biện pháp tu từ thoại dẫn, làm rõ những luận điểm khoa học trong bài viết). Ngữ liệu được chọn nghiên cứu là những thoại dẫn trực tiếp có hình thức dẫn không theo quy chuẩn thông thường. Bài viết gồm có bốn phần: khái niệm biện pháp tu từ thoại dẫn, thoại dẫn tu từ trong Mười lẻ một đêm, cách xác định thoại dẫn tu từ trong Mười lẻ một đêm, và kết luận.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-04-05
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU