NHỮNG ĐIỀU SUY NGẪM VỀ CÁC CHIẾN LƯỢC LỊCH SỰ TRỰC TIẾP VÀ GIÁN TIẾP THỂ HIỆN QUA VỞ KỊCH PYGMALION, MỘT TÁC PHẨM TRÀO PHÚNG VỀ PHÉP LỊCH SỰ CỦA NHÀ VĂN G. B. SHAW

  • Đỗ Thu Hương
  • Nguyễn Việt Kỳ

Tóm tắt

Bài báo hướng tới việc nghiên cứu các chiến lược lịch sự trực tiếp (CLLSTT) và gián tiếp (GT) của nam và nữ thể hiện qua phát ngôn của các nhân vật trong vở kịch Pygmalion của nhà văn George Bernard Shaw. Theo lý thuyết về phép lịch sự của Brown và Levinson (1978), việc hiện thực hóa các CLLSTT và GT có liên quan tới hai loại chiến lược hành vi đe dọa thể diện (FTAs) mà Brown và Levinson đề xuất: CLLSTT và GT. Trong bài báo này, CLLSGT, trọng tâm của nghiên cứu, sẽ được đánh giá theo các tiểu CLLSGT khác nhau xét về các cách ngôn giao tiếp của Grice (Định tính, Định lượng, Độ thích hợp và Lối nói). Các tiểu CLLS này gồm việc sử dụng phép ẩn dụ, trào phúng, câu hỏi tu từ, giản ngôn và lộng ngôn. Tác giả bài báo cũng tiến hành điều tra thống kê tần suất sử dụng CLLSTT và GT của các nhân vật thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau trong tác phẩm. Với phương pháp nghiên cứu định tính dựa trên khung lý thuyết về lịch sự của Brown và Levinson (1978), tác giả tập trung vào hai thành tố giao tiếp: giới tính và giai cấp xã hội. Qua vở kịch Pygmalion, khoảng cách giữa giai cấp thượng lưu và hạ lưu trong xã hội Anh vào cuối thế kỷ 19 đã được lột tả thông qua sự khác biệt về cách sử dụng ngôn ngữ của các nhân vật như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và ngữ dụng.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-10-30
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU