SỰ GẮN KẾT VỚI NGÔN NGỮ *: MỘT KHÁI NIỆM TIỀM NĂNG CHO CÁC NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC TƯƠNG TÁC GIỮA NHỮNG NGƯỜI HỌC NGÔN NGỮ

  • Nguyễn Thu Hiền

Tóm tắt

Người học ngôn ngữ thường sử dụng nhiều thời gian trong lớp học để tương tác với nhau. Điều này đúng với cả lớp học ngôn ngữ thứ hai cũng như ngoại ngữ. Việc tương tác giữa những người học ngày càng được xem là một ngữ cảnh lý tưởng cho việc học ngôn ngữ. Vì vậy, ngày càng có nhiều nghiên cứu về các khía cạnh của việc tương tác này. Các nghiên cứu trước đây đã mang lại những kiến thức hay về nhiều khía cạnh của sự tương tác giữa những người học, ví dụ như việc cung cấp phản hồi tương tác; việc sản sinh ngôn ngữ; việc sửa đổi ngôn ngữ trong quá trình đàm phán khi học; việc chú ý đến cấu trúc, từ vựng, phát âm; hay việc hợp tác giữa những người học trong quá trình học ngôn ngữ. Tuy nhiên, vẫn chưa có một khái niệm nào giúp chúng ta nghiên cứu được nhiều khía cạnh của việc tương tác này. Bài viết này đề xuất việc sử dụng khái niệm của Svalberg (2009) có tên là “sự gắn kết với ngôn ngữ” cho các nghiên cứu về việc tương tác giữa những người học ngôn ngữ vì khái niệm này bao gồm được cả 3 mảng lớn của việc tương tác; đó là nhận thức, xã hội và cảm xúc.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-02-25
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU