NGOẠI NGỮ Ở VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM: THÁI ĐỘ NGÔN NGỮ CỦA NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐỐI VỚI NGOẠI NGỮ

  • Nguyễn Văn Khang Viện Ngôn ngữ học
Từ khóa: vùng dân tộc thiểu số; người dân tộc thiểu số; ngôn ngữ dân tộc thiểu số; tiếng Việt; ngoại ngữ; thái độ ngôn ngữ; giáo dục ngoại ngữ

Tóm tắt

Nói đến ngôn ngữ ở vùng dân tộc thiểu số của Việt Nam, người ta thường nghĩ đến các ngôn ngữ dân tộc thiểu số và tiếng Việt. Theo đó, cho đến nay, ngôn ngữ học ở trong và ngoài nước chủ yếu hướng vào các ngôn ngữ này. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, các vùng DTTS ở Việt Nam đang có sự thay đổi đáng kể không chỉ trong đời sống vật chất, tinh thần mà trong cả nhận thức. Ở góc độ ngôn ngữ, một trong những sự thay đổi về nhận thức của người dân tộc thiểu số là cách nhìn nhận đối với ngoại ngữ (ngôn ngữ học xã hội gọi là “thái độ ngôn ngữ”).

Bài viết này là một nội dung khảo sát của chúng tôi “Về tình hình sử dụng ngôn ngữ ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam”. Bài viết thông qua khảo sát thực tế để phân tích, chỉ ra thái độ ngôn ngữ của người dân tộc thiểu số đối với ngoại ngữ, bao gồm: nhu cầu cần biết ngoại ngữ, những ngoại ngữ cần biết và lí do cần biết ngoại ngữ. Thông qua đó, bài viết mong muốn góp phần vào việc xây dựng cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách về giáo dục ngoại ngữ ở Việt Nam nói chung, ở vùng dân tộc thiểu số nói riêng, trong tình hình mới.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-10-31
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU