TƯ TƯỞNG DÂN TỘC CHỦ NGHĨA TRONG VĂN HỌC HÀN QUỐC – VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XX - TRƯỜNG HỢP SHIN CHAE-HO VÀ PHAN BỘI CHÂU -

  • Trần Tùng Ngọc
  • Nguyễn Lệ Thu
Từ khóa: chủ nghĩa dân tộc, văn học cận đại, Phan Bội Châu, Shin Chae-ho, chủ nghĩa anh hùng

Tóm tắt

Văn đàn Đông Á giai đoạn đầu thế kỉ XX chứng kiến sự hiện diện của nhiều tác giả lớn mà ở trong con người họ hội tụ đủ nhân cách của một nhà yêu nước – nhà văn – sử gia – nhà hoạt động cách mạng. Họ nhấn mạnh đến văn chương, không phải vì mục đích nghệ thuật, mà vì mục đích xã hội, lay động nhân tâm. Văn học lúc này để chuyên chở dòng ý thức về dân tộc, chủ nghĩa quốc gia, độc lập và tự do đến với mọi tầng lớp quốc dân đồng bào, cổ vũ tinh thần yêu nước, tinh thần đấu tranh vì quốc gia, dân tộc. Bài nghiên cứu tập trung phân tích tư tưởng dân tộc chủ nghĩa trong sáng tác văn học của Phan Bội Châu và Shin Chae-ho đầu thế kỉ XX, qua đó, đánh giá tổng quan về những đặc điểm chung của dòng văn học dân tộc chủ nghĩa trong bối cảnh khu vực. Về đặc trưng tư tưởng chủ nghĩa dân tộc trong văn học của Shin Chae-ho và Phan Bội Châu, nghiên cứu tập trung phân tích các góc độ chính như sau: 1) vị trí của Shin Chae-ho và Phan Bội Châu trong lịch sử văn học đầu thế kỉ XX, 2) tinh thần “văn dĩ tải đạo” cùng quan điểm về sáng tác văn học trong mối tương quan với nhiệm vụ đấu tranh giải phóng dân tộc, 3) chủ nghĩa anh hùng yêu nước trong sáng tác của Shin Chae-ho và Phan Bội Châu qua khảo sát một số tác phẩm tiêu biểu, 4) tình yêu và lòng thành kính đối với quốc gia dân tộc.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-04-30
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU