TẢN MẠN VỀ TÂM THỨC HOÀI CỔ TRONG GIAO TIẾP NGÔN TỪ CỦA NGƯỜI VIỆT

  • Ngô Hữu Hoàng

Tóm tắt

Quá  khứ  hội  đủ  tất  cả  mọi  thứ,  miễn  là những thứ  ấy đã qua đi nhưng từ  “qua đi” có ý nghĩa khá tương đối vì th ực tế  quá khứ  vẫn ở  l ại trong tâm th ức con người. Cho nên, hễ ai có nhiều trải nghiệm trong cuộc đời (điển hình như  người  cao  tuổi)  thì  họ  thích  sống  với những  trải  nghiệm  ấy.  Đơn  giản  vì  họ  có nhiều  điều  để  kể,  để  tự  hào,  để  ray  rứt,  hay suy  ngẫm…Những  hoạt  động  giao  ti ếp  ấy khiến  họ  hình thành  nên  những  lớp từ  vựng, cấu trúc, cách nói thường có nội hàm quá khứ, dù  tường  minh  hay  tiềm  ẩn.  Nói  rộng  hơn, một dân tộc, một nền văn hoá cũng không ra khỏi  quy  luật  này.  Văn  hoá  4000  năm  của người  Việt  là  cả  một  quá  khứ  dài  đầy  nếm trải, từ nô  lệ đến tự do, từ tủi  nhục đến  vinh quang, từ chiến tranh đến hoà bình. Một quá khứ  như vậy không thể không làm cho người Việt có  một tâm thức  hoài  cổ, thích  “ôn cố” nhiều hơn là “tri tân” dù ai cũng biết rằng cần phải  “hướng  đến  tương  lai”.  Đó  là  một  câu chuyện  dài  dưới  góc  nhìn  khác  nhau  của những  chuyên  ngành  nghiên  cứu  khác  nhau. Trong giới hạn của bài viết, chúng tôi không có tham vọng gì hơn ngoài việc đóng góp một vài suy nghĩ tản mạn về  vấn đề  vừa bàn thảo trên, nhắm mở ra m ột hướng đi xa hơn cho đề tài  thú  vị   này  trong  nghiên  cứu  liên  ngành ngôn ngữ-văn hoá.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2015-05-18
Chuyên mục
BÀI BÁO