THỰC TRẠNG GIÁO DỤC TIẾNG PHỔ THÔNG CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI TỈNH YÊN BÁI

  • Phạm Văn Trường

Tóm tắt

Nằm  trong  sự  phát  triển  chung  của  đất nước, vùng dân tộc thiểu số  (DTTS) và miền núi  có  một  vị  trí  chiến  lược  quan  trọng  về  kinh  tế,  chính  trị ,  an  ninh  quốc  phòng,  giao lưu  kinh  tế  và  môi  trường  sinh  thái.  Nhận thức  rõ  điều  này,  Đảng  và  Nhà  nước  Việt Nam rất quan tâm đến việc hoạch định và tổchức thực hiện chính sách dân tộc trong đó có chính sách giáo dục -  đào tạo, đặc biệt là việc dạy tiếng phổ  thông (tiếng Việt) cho học sinh người  DTTS. Trong giáo dục phổ  thông của chúng ta, bắt đầu từ  cấp tiểu học đa số đều sử dụng tiếng Việt là ngôn ngữ  chính thức; trong khi  đó  một  số  bộ  phận  không  nhỏ  học  sinh người  DTTS  đến  trường  mà  chưa  biết  hoặc biết quá ít tiếng Việt. Điều này gây khó khăn cho các em trong việc học tập và tiếp thu kiến thức  của  mình.  Do  đó  trong  bài  viết  này chúng  tôi  sẽ  tập  trung  vào  phân  tích  thực trạng giáo dục tiếng phổ  thông cho học sinh người  DTTS  qua  phân  tích  trường  hợp  thực trạng giáo dục tiếng phổ  thông cho học sinh người DTTS ở tỉnh Yên Bái.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2015-05-18
Chuyên mục
BÀI BÁO