HIỆN TƯỢNG ĐA THANH TRONG LẬP LUẬN NGHỊCH HƯỚNG (QUA KHẢO SÁT CÁC MẪU LẬP LUẬN SỬDỤNG KẾT TỪ NHƯNG)

  • Nguyễn Thị Thu Trang

Tóm tắt

Việc phân tích các mẫu lập luận sử dụng kết tử “nhưng” cho thấy: về cơ bản, hiện tượng đa thanh trong lập luận nghịch hướng xảy ra khi thuyết ngôn dẫn lại quan điểm của một chủ ngôn để phản bác lại. Nhưng thực tế, trong những lập luận dạng này, hiện tượng đa thanh có thể diễn ra theo ba hình thức cơ bản: dạng  Quan hệ giữa chủ ngôn và thuyết ngôn

1  PNp (TN ≠CN) - PNq (TN ≡CN)

2  PNp (TN ≠CN) - PNq (TN ≠CN)

3  PNp (TN ≡CN) - PNq (TN ≡CN)

tương ứng với các dạng quan hệ giữa chủ ngôn và thuyết ngôn ở PNp và PNq là: (1) Thuyết ngôn đưa ra quan điểm của mình để bác lại quan điểm của một/ một số chủ ngôn mà thuyết ngôn không tán đồng; (2) Thuyết ngôn dẫn lại quan điểm của một/ một số chủ ngôn mà mình tán đồng để bác lại quan điểm của một/ một số chủ ngôn khác;  (3)  Thuyết ngôn dẫn lại các quan điểm khác nhau của một chủ ngôn, không thể hiện rõ thái độ đồng tình hay phản bác; (4) Thuyết ngôn tự đưa ra các quan điểm khác nhau của chính mình, phản bác quan điểm trước, khẳng định quan điểm sau là đúng đắn. Kết quả nghiên cứu trên đã khẳng định lại luận điểm của tác giả Đỗ Hữu Châu, đó là: đa thanh trong lập luận nghịch hướng xảy ra khi có sự mâu thuẫn giữa các quan điểm của thuyết ngôn và chủ ngôn, thuyết ngôn dẫn quan điểm của chủ ngôn để phản bác. Tuy nhiên, theo chúng tôi, cần bổ sung thêm rằng, đa thanh cũng có thể xuất hiện khi thuyết ngôn dẫn lại các quan điểm khác nhau của một chủ ngôn; đa thanh cũng hiện diện khi thuyết ngôn dẫn lại quan điểm chính mình đã khẳng định trước đó để bác bỏ nó nhằm khẳng định quan điểm sau mới là chân xác. 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2015-08-25
Chuyên mục
BÀI BÁO