PHÂN TÍCH CÁC DẤU HIỆU GIẢM NHẸ TÌNH THÁI BỔN PHẬN CỦA “MUST” TRONG DIỄN NGÔN TIẾNG ANH BẰNG PHƯƠNG PHÁP KHỐI LIỆU

  • TRẦN HỮU PHÚC

Tóm tắt

<!-- /* Style Definitions */ p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal {mso-style-parent:""; margin:0cm; margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:12.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman";} @page Section1 {size:612.0pt 792.0pt; margin:72.0pt 90.0pt 72.0pt 90.0pt; mso-header-margin:36.0pt; mso-footer-margin:36.0pt; mso-paper-source:0;} div.Section1 {page:Section1;} -->

Để khách quan hoá ý nghĩa bổn phận của Must người nói thường kết hợp các phương tiện làm dịu nhẹ, đặc biệt là việc lựa chọn đại từ nhân xưng để biểu hiện các mức độ áp đặt của sự bắt buộc. Khi kết hợp với Must chủ ngữ ngôi thứ hai ‘you’ thể hiện sự bắt buộc mạnh mẽ, chủquan có liên quan đến người nói áp đặt sự bắt buộc lên người nghe. Chủ ngữ ngôi thứ nhất ‘we’ biểu hiện sự hoà đồng của người nói mang tính kêu gọi khách quan, mong muốn người nghe đồng tình về sự cần thiết phải thực hiện hành động được nêu trong phát ngôn. Để thể hiện một nội dung bắt buộc mang tính chung chung, phi biểu hiện hay phi tác thể, người nói thường dùng chủ ngữ ngôi thứ ba. Với chủ ngữ ngôi thứ ba, người nói tế nhị tránh được việc áp đặt trách nhiệm thực hiện hành động lên người nghe. Nghiên cứu theo phương pháp phân tích khối liệu còn cho thấy khối liệu là công cụ tập hợp ngữ liệu mang tính đại diện cao phục vụ cho việc tìm hiểu một vấn đề cụ thể của ngôn ngữ. Phương pháp phân tích khối liệu được xem là một trong những hướng tiếp cận phổ biến đối với các nghiên cứu diễn ngôn hiện nay. Xây dựng khối liệu phù hợp sẽ cung cấp nhiều ngữ liệu phong phú  để lí giải các vấn đề thú vị của ngôn ngữ,  tiềm ẩn trong giao tiếp ở nhiều ngữ cảnh và loại thể diễn ngôn khác nhau.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2015-09-28
Chuyên mục
BÀI BÁO