NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG VÀ DỰ TÍNH HẠN KHÍ TƯỢNG THEO CHỈ SỐ ẨM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH NINH THUẬN - BÌNH THUẬN

  • Quốc Khánh Đặng
  • Văn Khảm Dương
  • Hải Yến Dương
  • Văn Sơn Nguyễn
Từ khóa: Chỉ số ẩm (MI), biến đổi khí hậu, hạn hán, Ninh Thuận, Bình Thuận

Tóm tắt

Ninh Thuận - Bình Thuận là 2 tỉnh có điều kiện khí hậu khô hạn nhất Việt Nam. Đây chính là bất lợi lớn nhất của thiên nhiên đối với phát triển nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế nói chung của 2 tỉnh. Trên cơ sở chuỗi số liệu khí tượng thủy văn và kịch bản biến đổi khí hậu (BĐKH), áp dụng phương pháp quan trắc hạn khí tượng thông qua chỉ số ẩm (Moist index-MI) và mô hình thống kê, bài báo đã nghiên cứu tính toán biến động hạn hán, mức độ khắc nghiệt của hạn khí tượng và khả năng xảy ra hạn hán trong tương lai ở tỉnh Ninh Thuận - Bình Thuận. Theo tính toán tại các trạm Cam Ranh, Phan Thiết, Phan Rang, chỉ số MI của đại đa số các năm đều nhỏ hơn 0,4 (mức độ hạn nghiêm trọng). Tần suất xuất hiện cấp độ từ hạn nhẹ đến hạn nghiêm trọng vào mùa khô chiếm tới 57,1%  đến 92,9% tùy từng trạm. Đặc biệt ngay cả mùa mưa, ở các trạm Hàm Tân và Phan Thiết, hạn nhẹ cũng chiếm đến gần 60% số năm nghiên cứu. Theo kịch bản BĐKH, trong các năm tới, thời gian xuất hiện khô hạn tại 2 tỉnh không có nhiều biến động, tuy nhiên mức độ khô hạn có xu thế tăng lên về cường độ và tần suất. Vì vậy, các địa phương cần chủ động trong việc quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, có các biện pháp thích ứng với hạn hán đặc biệt trong bối cảnh BĐKH nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại do thiên tai nói chung và hạn hán nói riêng gây ra trên địa bàn từng tỉnh trong khu vực nghiên cứu

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-06-24