Áp dụng phương pháp Georadar để nghiên cứu trên các mẫu vật và mô hình ở Việt Nam

  • Văn Giảng Nguyễn
  • Huy Vững Nguyễn
  • Jadwiga Jarzyna
  • Jerzy Zietek
  • Văn Dương Nguyễn
Từ khóa: Cấu trúc địa chất; địa vật lý gần mặt đất; mẫu vật; mô hình; thông số vật lý

Tóm tắt

Nhờ sự phát triển không ngừng của công nghệ điện tử và công nghệ thông tin,
gần đây các thiết bị đo vẽ địa vật lý gần mặt đất được cải tiến về phần cứng cũng như phần
mềm. Chúng tôi đã sử dụng kết hợp các thiết bị địa vật lý hiện đại như: Pulse Ekko 100A,
Ramac GPR, Terrameter SAS 4000, SuperSting R1/IP, CG-5 Autograv để xây dựng các
mô hình và xác định các thông số của các vật thể gần mặt đất nhằm phục vụ cho công tác
giải đoán chuỗi số liệu địa vật lý thu được khi khảo sát các cấu trúc địa chất bằng hệ thiết
bị địa vật lý. Những mẫu chuẩn như các loại đất, cát và đá thường gặp trong thành phần
cấu trúc địa chất gần mặt đất phân bố ở các vùng miền trên lãnh thổ Việt Nam được chúng
tôi thu thập và xác định những thông số vật lý cơ bản tại phòng thí nghiệm phân tích mẫu
theo tiêu chuẩn ở Việt Nam và Ba Lan. Các thông số vật lý như: Điện trở suất, Độ dẫn điện,
Độ điện thẩm, Độ từ thẩm, Vận tốc truyền sóng điện từ, Hệ số suy giảm, Tỷ trọng, Độ rỗng,
Vận tốc truyền sóng đàn hồi đã được xác định với độ chính xác cao. Ngoài ra chúng tôi đã
sử dụng một số thiết bị đo địa vật lý hiện đại, xây dựng một số mô hình cấu trúc gần mặt
đất có tồn tại một và nhiều dị vật thường gặp trong khảo sát địa vật lý. Đây là các kết quả
đầu tiên thu được trên lãnh thổ Việt Nam có độ chính xác cao nhằm giúp cho người minh
giải chuỗi số liệu địa vật lý sử dụng để tiếp cận nhanh đến mô hình thực tế phù hợp với các
điều kiện của Việt Nam.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-03-30