Nghiên cứu phân bố front nhiệt độ nước biển tầng mặt ở biển Việt Nam phục vụ dự báo ngư trường khai thác hải sản

  • Nguyễn Văn Hướng
  • Nguyễn Hoàng Minh
  • Bùi Thanh Hùng
  • Trần Văn Vụ
  • Cấn Thu Văn
Từ khóa: front , gradien nhiệt độ , ngư trường khai thác hải sản.

Tóm tắt

Sự xuất hiện của các dải front nhiệt ở biển Việt Nam phụ thuộc vào sự hoạt động của hệ thống gió mùa đông bắc và tây nam. Trong mùa gió đông bắc, ở vịnh Bắc Bộ tồn tại dải front gần như chạy song song với đường đẳng sâu 50 m, mạnh nhất ở khu vực gần Bạch Long Vĩ và phía bắc Đèo Ngang, gradient nhiệt bề mặt tại khu vực này ≥ 0,2 oC/10km. Ở vùng biển Nam Trung Bộ tổn tại một dải front nằm ở ngoài khơi Trung Bộ dọc theo kinh tuyến 110,0oE từ khu vực biển Đà Nẵng đến đảo Phú Quý và ở khu vực cửa vịnh Thái Lan hình thành một dải front ở gần khu vực ngoài khơi vùng biển Cà Mau. Mùa gió tây nam, ở khu vực ngoại vi trung tâm hoạt động nước trồi Nam Trung Bộ tồn tại một dải front kéo dài từ phía bắc Vũng Tàu đến Khánh Hòa với gradien ngang của nhiệt độ và độ muối rất lớn. Bên cạnh đó, ở khu vực phía bắc tâm hoạt động nước trồi ngoài khơi Đèo Ngang–Quảng Bình là dải chồng lấn của khối nước nhạt lợ (T = 28,0–31,0 oC, S < 33,0‰) khu vực ven bờ tây Vịnh Bắc Bộ và khối nước ngoài khơi có nhiệt độ thấp, độ muối tương đối cao (T = 27,0–28,0 oC,  S = 33,0–34,0‰). Kết quả nghiên cứu ngư trường khai thác cá cho thấy, khu vực có sản lượng cá khai thác cao thường tập trung ở khu vực gần các dải fornt này hoặc gần khu vực có gradien nhiệt độ ≥ 0,05o/10km ở các vùng biển vịnh Bắc Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nam Bộ.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-08-11