Sử dụng thông tin ra đa TRS-2730 và thông tin vệ tinh để quan trắc, phát hiện mây đôi lưu gây tố, lốc, mưa đá ở miền bắc Việt Nam

  • Nguyễn Viết Thắng
  • Nguyễn Thị Thanh Bình
Từ khóa: TRS-2730, vệ tinh, mây đôi lưu, miền bắc Việt Nam

Tóm tắt

Trước hiện trạng môi trường trái đất ngày càng bị tàn phá nghiêm trọng, gâỵ ra sự biến đổi khí hậu toàn cầu theo hướng không có lợi cho con người, các hiện tượng thời tiết nguy hỉểm như dông tố, lốc, mưa đá, lũ quét, lũ ống xảy ra ngày càng tăng gây hậu quả nặng nề cho con người. Yêu cầu nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo là vấn đề cấp thiết của các trung tâm dự báo khí tượng trên toàn thế giới. Bên cạnh các nguồn số liệu truyền thống, số liệu vệ tinh, Rađa đã được nhỉều nước sử dụng kết hợp khá hiệu quả trong việc theo dõi các hiện tượng thời tiết nguy hiểm nói trên. Ưu điềm của hai loại số liệu này là: có độ phân giải thời gian, không gian cao hơn so với các nguồn số liệu truyền thống khác, số liệu vệ tinh, vùng phủ rộng, tính ổn định cao cung cấp cho người sử dụng thông tin bao quát về sự phân bố, hình thành, phát triển và di chuyển của trường mây, số liệu ra đa, có vùng phủ hẹp hơn nhưng có độ phân giải thời gian, không gian chi tiết đối với mỗi vùng mây, hiện tượng cần quan tâm. Như vậy, số liệu vệ tinh có thể cung cấp thông tin mang tính định hướng cho quan trắc ra đa, ngược lại số liệu ra đa cung cấp chi tiết hơn về vùng mây đó. Sự kết hợp vệ tinh và ra đa đã phát huy hiệu quả cao cho công tác dự báo thời tiết. Trong khuôn khổ bài báo này, chứng tôi đưa ra mối liên hệ giữa thông tin ra đa và vệ tinh trong việc quan trắc, phát hiện các hiện tượng thời tiết nguy hỉểm xảy ra ngày 19 đến ngày 21 tháng 11 năm 2006 ở miền Bắc Việt Nam.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-08-19