Nghiên cứu mức độ ô nhiễm vi nhựa trong nước và trầm tích sông Sài Gòn–Đồng Nai

  • Huỳnh Phú
  • Huỳnh Thị Ngọc Hân
  • Nguyễn Lý Ngọc Thảo
  • Đặng Văn Đông
  • Trịnh Gia Hân
Từ khóa: Nước mặt; Sông Sài Gòn–Đồng Nai; Trầm tích; Vi nhựa

Tóm tắt

Sông Sài Gòn–Đồng Nai, nơi cung cấp đến 94% nguồn nước thô để sản xuất nước ăn uống và sinh hoạt cho nhân dân TP Hồ Chí Minh. Bài báo trình bày phương pháp lấy mẫu tại 18 vị trí (13 vị trí trên sông Sài Gòn và 5 vị trí trên sông Đồng Nai), phân tích vi nhựa trong môi trường nước mặt, trầm tích. Nguồn nước không chỉ ô nhiễm hữu cơ và các thông số hóa lý mà còn ô nhiễm do phát thải vi nhựa. Kết quả cho thấy xuất hiện vi nhựa dạng mảnh, dạng sợi và hạt vi nhựa từ kích thước 0,1–5 mm. Có 228.120 sợi/m3 nước đến nhiều nhất 715.124 sợi/m3 nước và 11 đến 222 mảnh/m3 nước, trong trầm tích 6,47 ± 1,45 đến 52,32 ± 4,92 mg/kg, trung bình 21,77 ± 6,9 mg/kg. Trong đó PE 51,2%, PP 27,1%, PVC 13,4% và 8,3% là các loại nhựa khác.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-10-10