Nghiên cứu đồng hóa số liệu địa phương vào mô hình WRF để nâng cao chất lượng dự báo mưa cho khu vực Nam Bộ

  • Lê Ngọc Quyền
  • Nguyễn Kỳ Phùng
  • Lê Mạnh Dũng
Từ khóa: WRF; WRFDA; 3Dvar; Đồng hóa số liệu; Dự báo mưa cho khu vực Nam Bộ.

Tóm tắt

Trong nghiên cứu đã sử dụng phương pháp đồng hóa số liệu biến phân ba chiều 3D–var cho mô hình WRF với độ phân giải 3km để dự báo mưa cho khu vực Nam Bộ. Số liệu được sử dụng cho đồng hóa bao gồm các quan trắc bề mặt, thám không ở Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á. Tác giả tiến hành thử nghiệm với 2 trường hợp có đồng hóa (Wrf_d03) và không có đồng hóa số liệu (Wrf_noDA_d03) với hạn dự báo 48h. Thời gian thực hiện tiến hành trong 2 tháng mùa mưa 7 và 8 năm 2021. Các kết quả dự báo của 2 thử nghiệm được thu thập cùng với số liệu quan trắc 24 trạm Synop trên khu vực để tiến hành đánh giá độ chính xác của các mô hình. Kết quả cho thấy, ở ngưỡng mưa nhỏ các mô hình dự báo thiên cao hơn thực tế. Trong khi đó ở ngưỡng mưa vừa, mưa to đến rất to các mô hình đều có xu hướng dự báo thiên thấp hơn thực tế. Các chỉ số MAE và RMSE của mô hình đồng hóa hầu hết đều thấp hơn mô hình không đồng hóa, cho thấy khi đồng hóa dữ liệu địa phương đã giảm được sai số của mô hình. Với đánh giá dự báo cho ngày 15/7/2021, mô hình có đồng hóa số liệu có khả năng phát hiện (POD) và kỹ năng dự báo (ETS) cho mưa vừa, mưa to tốt hơn mô hình không đồng hóa ở hạn dự báo 12h và 24h. Đồng thời khi thiết lập mô hình đồng hóa chạy ở chế độ Cycling sẽ cho dự báo ổn định hơn trường hợp không đồng hóa..

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-04-04