Nghiên cứu xây dựng mô hình lịch sử chôn vùi 1d từ tài liệu địa chấn, áp dụng cho khu vực ngoài khơi Na Uy

  • Lê Ngọc Ánh
  • Nguyễn Văn Nghĩa
  • Trần Văn Phòng
  • Vũ Thị Liên
  • Vũ Nhật Hoa
  • Nguyễn Thị Hương
Từ khóa: Mô hình bể; Lịch sử chôn vùi; Địa chấn; Đá mẹ; Na Uy.

Tóm tắt

Nghiên cứu đã sử dụng cách tiếp cận mới dựa trên tài liệu địa chấn 3D để xây dựng mô hình lịch sử chôn vùi 1D tại các khu vực chưa có giếng khoan. Tài liệu sử dụng là tài liệu địa chấn phân giải cao 3D ngoài khơi Na Uy thuộc bể trầm tích Voring. Với mục tiêu xây dựng mô hình lịch sử chôn vùi 1D cho khu vực nghiên cứu, 3 vị trí giếng khoan giả định đã được xác định, trong đó giếng X được đặt ở vị trí đi qua đầy đủ nhất các phân vị địa tầng, giếng Y đặt tại đỉnh vòm nơi có tiềm năng bẫy chứa được đánh giá cao nhất. Địa tầng tại khu vực nghiên cứu gồm các trầm tích tuổi từ Creta đến đáy biển tương ứng với các tập trầm tích từ D đến Q. Sự nâng lên vào giữa Miocene dẫn đến sự bào mòn và gián đoạn trầm tích trên đỉnh vòm nơi giếng khoan giả định Y đi qua, lượng trầm tích bị bào mòn được xác định là khoảng 441m (vắng tập G, F). Mô hình lịch sử chôn vùi xây dựng cho giếng khoan tìm kiếm Y chỉ ra tại đây đá sinh Creta trên và Paleocene đã bước vào cửa sổ tạo dầu với độ phản xạ vitrinit từ 0,55 đến 1,2. Đá sinh chính của khu vực là Jurassic trên giàu vật chất hữu cơ nhất (TOC từ 0,1 đến 7%) đã bước vào pha tạo khí trên toàn khu vực bể trầm tích.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-04-22