Cân bằng nước và một số kiến nghị về định hướng phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh An Giang

  • Tô Quang Toản
  • Phan Trường Khanh
Từ khóa: Cân bằng nước; An Giang; Tứ giác Long Xuyên; Nông nghiệp bền vững; Chỉ số khai thác nước.

Tóm tắt

An Giang đứng thứ hai trong các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long về sản lượng lương thực và nuôi cá nước ngọt, ở năm 2021 An Giang đóng góp 17,03% tổng sản lượng lương thực và 21,82% tổng sản lượng cá nuôi vùng ĐBSCL. Biến đổi khí hậu, nước biển dâng cùng với các gia tăng phát triển nông nghiệp và thủy điện ở thượng nguồn đã làm ảnh hưởng lớn đến dòng chảy về đồng bằng cả mùa lũ và mùa kiệt những năm gần đây. Từ 2003 đến nay, ngoại trừ có lũ lớn ở 2011 còn lại liên tục là các năm lũ nhỏ và rất nhỏ. Hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn ngày càng gia tăng, đặc biệt ở mùa khô 2015–2016 và 2019–2020. An Giang là tỉnh đầu nguồn được xem là có lợi thế hơn về nguồn nước nên còn ít nghiên cứu chỉ ra các mối đe dọa đến sản xuất cho tỉnh. Thông qua việc sử dụng một số phương pháp tính toán cân bằng nước cho An Giang: ứng dụng của các mô hình mô phỏng lưu vực IQQM để tính nhu cầu nước; ứng dụng mô hình MIKE 11 để tính thủy lực và xâm nhập mặn; tính toán chỉ số khai thác nguồn nước, nghiên cứu đã chỉ ra việc sử dụng nước như hiện nay ở các tháng kiệt ở mức 99,1÷187,6 m3/s đã đạt đến trạng thái bằng/vượt mức tới hạn ở ngưỡng khuyến cáo có căng thẳng về nước ở năm trung bình nước hay đến mức khá căng thẳng về nước vào tháng 2 và tháng 3 ở năm kiệt nước. Bài báo đưa ra một số kiến nghị về định hướng và giải pháp để phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh An Giang.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-12-12