Đánh giá hiện trạng hệ thống công trình thủy lợi và khả năng đáp ứng nhu cầu nước của các hồ chứa trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, tỉnh An Giang

  • Lương Huy Khanh
  • Nguyễn Quốc Luật
  • Trần Thị Trúc Ly
  • Lê Hải Trí
  • Trần Văn Tỷ
  • Huỳnh Trần Gia Thịnh
  • Huỳnh Vương Thu Minh
Từ khóa: Biến đổi khí hậu; Nhu cầu nước; Trữ lượng nước hồ chứa; Hệ thống công trình thủy lợi; Vùng Bảy Núi tỉnh An Giang.

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu dùng nước của các hồ chứa trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH) tại huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Để đạt được mục tiêu trên, trước tiên hiện trạng hệ thống công trình thủy lợi được đánh giá; trữ lượng nước từ các hồ chứa và nhu cầu nước của các ngành dùng nước theo các kịch bản BĐKH trong giai đoạn 2030 và 2050 được tính toán; từ đó khả năng cung cấp nước từ hồ chứa cho các ngành dùng nước được đánh giá. Kết quả cho thấy, trong năm 2020, khu vực nghiên cứu có 07 hồ chứa (trong đó 01 hồ chứa lớn, 04 hồ chứa vừa và 02 hồ chứa nhỏ), trữ lượng nước hồ chứa năm 2020, 2030 và 2050 lần lượt là 2,55×106 m3; 4,35×106 m3; và 5,86×106 m3. Nhu cầu dùng nước trong 06 tháng (mùa khô) theo hai trường hợp (TH) ở các năm 2030 và 2050 và tương ứng với ba kịch bản BĐKH lần lượt là 5,2×106 m3 và 6,2×106 m3 (RCP2.6), 5,2×106 m3 và 5,8×106 m3 (RCP4.5), 5,2×106 m3 và 6,0×106 m3 (RCP8.5); 7,7×106 m3 và 7,9×106 m3 (RCP2.6), 8,2×106 m3 và 8,9×106 m3 (RCP4.5), 7,8×106 m3 và 8,0×106 m3 (RCP8.5). Nghiên cứu cho thấy khả năng đáp ứng nhu cầu nước cho các ngành dùng nước (%)từ hồ chứa trong 06 tháng (mùa khô) tăng dần qua từng giai đoạn do số lượng các hồ chứa ngày càng tăng. Khả năng cấp nước từ hồ chứa đạt khoảng 70% nhu cầu dùng nước tínhđến năm 2050. Nghiên cứu tiếp theo cần xem xét chi tiết vận hành hồ chứa và cập nhật số liệu BĐKH năm 2020 theo CMIP6.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-12-13