Nghiên cứu khả năng ứng dụng thuật toán Random Forest và ảnh vệ tinh Sentinel-2 trong phân loại lớp phủ mặt đất tỉnh Quảng Bình trên nền tảng Google Colab

  • Thị Thanh Hòa Phạm
  • Ngọc Quang Vũ
  • Thanh Nghị Lê
  • Thị Nam Phương Đoàn
  • Minh Hải Nguyễn
Từ khóa: Random Forest; Sentinel-2; Lớp phủ bề mặt; Google Colab.

Tóm tắt

Trong kỷ nguyên công nghệ mới, phương pháp học máy (Machine learning) dần thay thế các phương pháp truyền thống trong lĩnh vực viễn thám. Một trong những thuật toán có độ chính xác cao trong phân loại là Random Forest (Rừng ngẫu nhiên - RF). Cùng với đó, thay vì phân loại ảnh trên các phần mềm thương mại, nền tảng đám mây Google Colab giúp tối ưu hóa thời gian xử lý với nguồn thư viện phong phú và đặc biệt phù hợp với phương pháp học máy. Vì vậy, nghiên cứu đã tiến hành phân loại lớp phủ mặt đất sử dụng thuật toán Random Forest trên nền tảng Google Colab, thực nghiệm tại tỉnh Quảng Bình với thời gian là tháng 8 năm 2022. Ảnh vệ tinh Sentinel-2 được lựa chọn do độ phân giải không gian cao hơn so với các ảnh miễn phí khác. Đồng thời, nghiên cứu cũng so sánh kết quả phân loại RF trong hai trường hợp: (1) sử dụng bốn kênh ảnh có độ phân giải 10m của ảnh Sentinel-2, (2) kết hợp 4 kênh ảnh trên và các ảnh chỉ số NDVI, NDWI, NDBI. Cả hai trường hợp đều đạt độ chính xác tổng thể trên 90% và Kappa trên 0,9, cho thấy tính khả thi của thuật toán RF. Trong đó, trường hợp (2) đạt độ chính xác cao hơn, khẳng định rằng việc sử dụng các chỉ số quang phổ giúp làm tăng thông tin và cải thiện kết quả phân loại.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-12-25