Ứng dụng viễn thám và mô hình AHP đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến du lịch ven biển khu vực TP Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

  • Phạm Thị Làn
  • Lê Kim Dung
Từ khóa: Biến đổi khí hậu; Du lịch; Viễn thám; Mô hình AHP; Sầm Sơn.

Tóm tắt

Du lịch của Việt Nam là một ngành kinh tế chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp bởi biến đổi khí hậu (BĐKH) vì hầu hết các hoạt động du lịch của Việt Nam được phát triển dựa vào nguồn lực tự nhiên và xã hội. Sự thay đổi nhiệt độ, lượng mưa và biến động đường bờ làm thay đổi việc lựa chọn địa điểm du lịch, làm hư hại cơ sở hạ tầng du lịch, cũng làm tăng thêm hoặc biến mất của một số loại hình du lịch. Nghiên cứu tác động của BĐKH đến du lịch biển Sầm Sơn là cơ sở cho việc xác định biện pháp thích ứng ngành du lịch Sầm Sơn nói riêng và du lịch biển Việt Nam nói chung trước tác động của BĐKH ngày một gia tăng. Bài báo này sử dụng ảnh viễn thám để xác định biến động xói lở, bồi tụ bãi biển Sầm Sơn. Các số liệu về biến đổi khí hậu như là tốc độ xói lở đường bờ, biến đổi nhiệt độ và biến đổi lượng mưa được không gian hóa theo cấp xã, phường. Bên cạnh đó, bài báo còn sử dụng mô hình AHP nhằm xác định trọng số ảnh hưởng của các yếu tố BĐKH đến hoạt động du lịch tại khu vực nghiên cứu. Kết quả bài báo chỉ ra rằng biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến hoạt động du lịch tại TP Sầm Sơn ở mức thấp và trung bình, trong đó yếu tố có trọng số ảnh hưởng cao nhất là sự thay đổi lượng mưa trung bình năm (0,255), xói lở đường bờ (0,254) và nhiệt độ không khí trung bình năm có ảnh hưởng ít nhất (0,09). Mức độ ảnh hưởng trung bình thuộc phường Trường Sơn và phường Quảng Cư. Các xã/phường còn lại, hoạt động du lịch đều chịu ảnh hưởng ở mức thấp bởi BĐKH.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2024-01-11