Đánh giá diễn biến nguồn nước mặt trong hệ thống công trình thủy lợi Nam Măng Thít thích ứng với biến đổi khí hậu

  • Nguyễn Thị Phương Thảo
  • Lê Văn Tình
Từ khóa: Chất lượng nước; Chỉ số WQI; Tài nguyên nước mặt; ĐBSCL; HTTL Nam Măng Thít.

Tóm tắt

Hệ thống thủy lợi (HTTL) Nam Măng Thít thuộc phạm vi của 2 tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long, nằm về phía Đông Nam vùng ĐBSCL. Nghiên cứu sử dụng phương pháp lấy mẫu nước hiện trường vào các thời điểm mùa mưa và mùa khô năm 2022 và 2023, phân tích mẫu và đánh giá kết quả diễn biến chất lượng nước (CLN) theo 2 phương pháp: đánh giá từng thông số phân tích (theo Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt) và đánh giá thông qua tính toán giá trị WQI (chỉ số chất lượng nước Việt Nam theo Quyết định số 1460/QĐ-TCMT). Kết quả phân tích CLN cho thấy có sự biến động rõ theo thời gian và không gian như: (i) Mùa khô nước bị ô nhiễm và có độ mặn cao hơn nhiều so với mùa mưa; (ii) khu vực nội đồng (trong cống cấp II) độ mặn được kiểm soát tốt nhưng nước bị tù đọng và ô nhiễm dinh dưỡng, hữu cơ, pH cao; (iii) khu vực phát triển NTTS (trong cống cấp I) nước bị nhiễm mặn mức độ vừa đến cao và bị ô nhiễm hữu cơ. Phần mềm mô hình toán Mike 11 được sử dụng để tính toán diễn biến nguồn nước mặt trong hệ thống sông kênh nội vùng vào mùa khô và mùa mưa năm 2023. Bài báo cũng đã đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ bền vững, ổn định tài nguyên nước mặt trong vùng.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2024-01-11