Đánh giá sự phù hợp của một số mô hình khí hậu toàn cầu CMIP6-GCMs trong mô phỏng lượng mưa và nhiệt độ trên lưu vực thượng nguồn sông Đồng Nai

  • Phạm Hùng
  • Nguyễn Thị Ngọc Quyên
  • Lê Văn Trung
  • Võ Lê Phú
Từ khóa: Biến đổi khí hậu; CMIP6; Mô hình khí hậu toàn cầu; So sánh mô hình khí hậu; Thượng nguồn sông Đồng Nai.

Tóm tắt

Hiệu suất của các mô hình hoàn lưu khí hậu toàn cầu (GCMs) có thể khác nhau khi mô phỏng ở các vùng khác nhau. Do đó, việc lựa chọn mô hình phù hợp cho nghiên cứu về biến đổi khí hậu là rất cần thiết. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá sự phù hợp của 7 GCMs và kết quả tổng thể của chúng theo dự án đối chứng các mô hình khí hậu lần thứ 6 (CMIP6) đã được chi tiết hóa cho Việt Nam áp dụng tại lưu vực thượng nguồn sông Đồng Nai trong việc mô phỏng lượng mưa và nhiệt độ bề mặt. Dữ liệu quan trắc giai đoạn 1980-2014 đã sử dụng để đánh giá hiệu quả mô phỏng của các mô hình thông qua các chỉ số thống kê gồm: Độ lệch phần trăm, độ lệch chuẩn, sai số bình phương trung bình gốc, hệ số tương quan Pearson (R), và biểu đồ Taylor. Kết quả cho thấy các GCMs có hiệu suất mô phỏng khác nhau theo tùy thuộc vào yếu tố độ cao và địa hình của khu vực. Bên cạnh đó, giá trị trung bình tổng thể của các mô hình cho kết quả so sánh tốt hơn so với từng mô hình riêng lẻ. Trong đó, năm mô hình tốt nhất để mô phỏng nhiệt độ và lượng mưa ở khu vực nghiên cứu lần lượt là: EC-Earth3-Veg, CanESM5, EC-Earth3, HadGEM3-GC31-LL, và CNRM-CM6-1-HR.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2024-04-01