NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP THỤ VÀ PHÂN BỐ KIM LOẠI NẶNG TRONG CÂY LÚA MIẾN NGỌT

  • Thị Thanh Trà Đinh
Từ khóa: Lúa miến ngọt, kim loại nặng, Cadmium, Phytoremediation.

Tóm tắt

Những năm gần đây, việc sử dụng thực vật xử lý ô nhiễm (phytoremediation) đã được nghiên cứu và sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới. Trong nghiên cứu này, hai giống lúa miến ngọt Keller (KE) và E-Tian (ET) được xử lý kim loại nặng Cadmium nồng độ 100 ppm để thử nghiệm khả năng xử lí ô nhiễm kim loại nặng trong đất. Chúng tôi đã tiến hành xác định, so sánh khả năng hấp thu và tích lũy kim loại nặng Cadmium (Cd) trong các bộ phận của cây lúa miến ngọt. Kết quả thí nghiệm cho thấy, hàm lượng Cd tích lũy giảm dần theo trình tự: Rễ> thân> lá già> lá non> hạt. Khi so sánh sự tích lũy kim loại nặng ở 2 giống, kết quả cho thấy giống KE có khả năng hấp thụ và tích lũy Cd cao hơn so với ET, điều này có thể gợi ý việc sử dụng giống KE trong phục hồi đất nông nghiệp ô nhiễm kim loại nặng và kết hợp sản xuất nhiên liệu sinh học.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2016-04-25