Đánh giá hiệu quả điều trị bằng Amikacin qua theo dõi nồng độ thuốc trong máu của bệnh nhân tại Khoa Ngoại Thận - Tiết niệu, Bệnh viện Nhân dân Gia Định

  • Nguyễn Thị Chi
  • Nguyễn Hồng Hiền Trang
  • Phạm Hồng Thắm
Từ khóa: amikacin, khoảng trị liệu, hiệu quả điều trị, độc tính

Tóm tắt

Amikacin là kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosid được sử dụng trong thực hành lâm sàng điều trị nhiễm khuẩn Gram (-) hiếu khí nặng đe dọa đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, đây là kháng sinh phụ thuộc nồng độ và có khoảng trị liệu hẹp, độc tính cao nhất là độc tính trên thận và thính giác. Do đó, việc sử dụng amikacin hiệu quả và an toàn cần tuân thủ nghiêm ngặt về chỉ định, chế độ liều và phải được theo dõi hợp lí. Từ đó phát hiện sớm độc tính và điều chỉnh liều cho bệnh nhân. Khảo sát nồng độ amikacin trong máu của nhóm bệnh nhân độ tuổi trung bình (57,0 ± 15,3) tuổi, thời gian nằm viện (6,8 ± 2,4) ngày, với liều trung bình (13,6 ± 2,3) mg/kg/ngày cho kết quả nồng độ khoảng giữa (Cmid-level) ở thời điểm (9 - 12) giờ có 36,4 % bệnh nhân trong vùng 24 giờ, 59,1 % dưới ngưỡng phát hiện và 4,5 % trên vùng 24 giờ. Ở chế độ liều nhiều lần trên ngày (MDD) trong khoảng trị liệu, 87,5 % bệnh nhân có nồng độ đỉnh (Cpeak). Nồng độ đỉnh chế độ liều một lần trên ngày (ODD) chỉ có 9,1 % bệnh nhân đạt khoảng trị liệu. Nồng độ đáy (Ctrough) chế độ liều ODD bệnh nhân trên ngưỡng trị liệu là 23,1 %. Trong số 5 % bệnh nhân độc thận có 2,5 % suy thận cấp sau 3 ngày. Chưa phát hiện bất thường trên thính giác và tiền đình trong quá trình điều trị.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-09-28
Chuyên mục
KHOA HỌC SỨC KHỎE