Chế tạo lớp phủ hạt nano vàng bằng phương pháp điện hóa ứng dụng trong tán xạ Raman tăng cường bề mặt trong phát hiện rhodamine B

  • Nguyễn Trần Trúc Phương
  • Nguyễn Thế Duy
  • Đinh Đức Anh
Từ khóa: Tán xạ Raman tăng cường bề mặt, nano vàng, điện hóa, rhodamine B, LSPR

Tóm tắt

    Nghiên cứu này tập trung vào việc tạo ra các lớp phủ nano vàng làm chất nền trong tán xạ Raman tăng cường bề mặt giúp phát hiện nhanh rhodamine B trong môi trường nước ở nồng độ thấp. Phương pháp điện hóa được sử dụng để tạo ra lớp phủ nano vàng trên bề mặt đế ITO trực tiếp từ HAuCl4 mà không cần trải qua các giai đoạn trung gian. Khả năng tăng cường tín hiệu của lớp phủ hạt nano vàng cho thấy đây là một loại vật liệu có tiềm năng trong ứng dụng để phát hiện rhodamine B. Giới hạn phát hiện đối với rhodamine B trong nghiên cứu này là 10−7 M tương ứng với hệ số tăng cường đạt 3,5 × 107 lần. Đồng thời, độ tái lập tín hiệu cũng được chứng minh với độ lệch chuẩn tương đối của tín hiệu tại các vị trí khác nhau trên lớp phủ không vượt quá 20 %. Kết quả trong nghiên cứu này góp phần đặt nền móng cho việc ứng dụng tán xạ Raman tăng cường bề mặt trong việc nghiên cứu các sản phẩm cảm biến ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như thực phẩm và môi trường.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-12-05
Chuyên mục
KHOA HOC CÔNG NGHỆ